Liên Hệ Tư Vấn: Hotline:09.3288.3255/ Vé Máy Bay: 01225.38.38.86/ Vp: (028)- 3811.8870
Chat Facebook
Gọi điện ngay

728x90 AdSpace

728x90 AdSpace


TIN TỨC

Đây là trang cung cấp thông tin về Văn Hóa. Ẩm Thực, Tour Du Lịch Miền Tây. Quý khách có nhu cầu tham khảo Tour Miền Tây xin LH 09 3288 3255
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

KẾT CUỘC NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU | Quy Luật Của Nhân Quả

KẾT CUỘC NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Khi đi du lịch Miền Tây du khách thường hay ghé tham quan nhà công tử Bạc Liêu và hầu như du khách chỉ được nghe nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông Trần Trinh Trạch và Công Tử Bạc Liêu mà thôi, và hiện tại ngay tại ngôi nhà công tử Bạc Liêu vẫn còn một nhân chứng lịch sử, là cháu nội cũng là người có quyền thừa kế gia sản to lớn của dòng họ Trần Trinh ( nếu số tài sản đó không bị nhà nước quản lý ). Nhưng cho dù số tài sản này có thuộc quyền sở hữu của ông Trần Trinh Đức ( con trai công tử Bạc Liêu ) thì đến ngày nay rất có thể cũng sẽ tiêu tan và mất hết do sự ăn chơi của ông và các người con của ông. Kết cuộc nhà công tử Bạc Liêu cho ta thấy được một bài học giá trị từ thực tế và đây cũng là chân lý của luật Nhân - Quả mà thôi. Du Lịch Vui Tour xin mời du khách tìm hiểu thêm về hậu thế của công tử Bạc Liêu và cùng kiểm nghiệm câu nói bất hủ: Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời nhé.

Ông Trần Trinh Đức sinh năm 1947 là người con thứ 2 của người vợ kế của công tử Bạc Liêu, người dân hay gọi là cậu Ba Đức. Người được coi là gắn bó nhiều nhất với cha Trần Trinh Huy và đang là đứa con duy nhất của Công tử Bạc Liêu còn sống trên quê hương Bạc Liêu, là người kế thừa chính thức của gia tộc Trần Trinh.
Cũng giống như cha của mình, Ba Đức sinh ra trên đống vàng, lớn lên không cần học hành gì nhiều, cứ theo “gương” cha mà ăn chơi, yêu đương, phá phách. Thế nhưng cả về khoản hào hoa lẫn phá phách tiền của, Ba Đức chỉ xứng đáng là…”con” của Công tử Bạc Liêu. Dù vậy thì “thành tích” của Ba Đức cũng không đến nỗi nào: hai bà vợ cùng hàng chục người tình; nhậu nhẹt không thua ai; từng đánh bạc có hạng; nhảy đầm bậc thầy…
Thế nhưng, ông Đức cho biết, ông không là gì so với người anh kế của mình là Trần Trinh Nhơn, chính ông Nhơn mới gần với nguyên mẫu của Công tử Bạc Liêu hơn. Khi hai anh em còn sống chung nhau, cứ mỗi chiều là ông Nhơn dẫn về nhà một cô gái xinh đẹp khác nhau giới thiệu với ông Đức: “Chị dâu mày”. Hiện ông Nhơn cũng sống ẩn dật nghèo túng đâu đó, lâu lắm rồi không thấy về quê hương Bạc Liêu.
Công tử Bạc Liêu mất năm 1973, sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Đến lượt các con ông cũng tiêu xài phung phí, nhà cửa cứ bán dần. Ông Đức nhớ lại, đến cuối thập niên 1970, các anh em của ông (con của các bà vợ của Công tử Bạc Liêu) quyết định bán căn nhà cuối cùng với giá 28 lượng vàng, mỗi người chia nhau một ít rồi ly tán, tự tìm đường mưu sinh riêng, chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch. ( có lẻ câu nói dân gian truyền miệng với nhau là: ‘’ Không ai giàu 3 họ, cũng không ai khó 3 đời ‘’ đã linh nghiệm )

Cầm vài cây vàng được chia từ phần tài sản cuối cùng còn lại của Công tử Bạc Liêu, ông Đức về sống nhờ bên gia đình vợ. Ông trở thành tay “chạy chợ” ở khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, rồi chuyển sang mua bán đồ điện tử lấy của thuỷ thủ tàu viễn dương mang về. Không trở lại giàu có, nhưng gia đình ông cũng vượt qua được giai đoạn khó khăn
Thế nhưng, có thể do “cha ăn mặn con khát nước”, chuyện tình đầy nước mắt của đứa con gái ông đã làm cho gia đình ông trở nên bần cùng, phải trôi dạt kiếm sống tận Campuchia, rồi quay về Sài Gòn chạy xe ôm, trước khi về Bạc Liêu để làm nhân chứng sống cho sự kết thúc một dòng tộc từng làm nổi đình nổi đám đất Nam bộ gần suốt một thế kỷ.
Ông Ba Đức kể, vào giữa năm 2010, ông về Bạc Liêu nhân ngày giỗ cha – Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy. Lúc đó, ông đang sống nghèo khó ở TP.HCM bằng nghề chạy xe ôm cùng vợ và đứa con bị bệnh tâm thần. Mấy ngày ở Bạc Liêu, ông thường đến uống cà phê tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, ngôi nhà mà ông nội ông đã xây dựng năm 1919, là nơi cha ông sinh ra và lớn lên, cũng là nơi ông trải qua quảng đời thơ ấu trong nhung lụa.
Một buổi sáng, tình cờ ngồi uống cà phê với nhiều người, Ba Đức kể về cuộc sống không chốn nương thân của mình ở TP.HCM, một người chủ doanh nghiệp đã khuyên ông trở về cố hương với câu “Không lẽ Bạc Liêu bỏ anh!”. Không chút so đo, Ba Đức cùng vợ con rời TP.HCM trở về nơi hơn 50 năm trước ông đã ra đi. Ngày ra đi, ông là một “cậu ấm” có xe riêng đưa đón, kẻ hầu người hạ. Ngày trở về, tài sản đáng giá nhất của ông là chiếc xe gắn máy cà tàng.

Tất nhiên, ông không về sống trong ngôi biệt thự vì nó đã được quốc hữu hóa trước ngày giải phóng. Qua bao biến thiên thời cuộc, biệt thự Công tử Bạc Liêu vẫn nguyên vẹn, đẹp lộng lẫy với các vật liệu xây dựng, trang trí đều từ Pháp chở qua.
Người chủ doanh nghiệp đã cho gia đình ông mượn tạm căn hộ tập thể trong hẻm sâu để sống, trong khi chờ đợi “xin nhà” và tìm công ăn việc làm.
Ba Đức kể: “Gia đình tôi thật sự suy sụp khi con gái tôi mê bài bạc, bị lừa cả tình lẫn tiền, rồi bị bệnh tâm thần, tôi phải bán hết tài sản để chữa trị mà không khỏi, cuối cùng chạy honđa ôm…”. Không biết có phải do gen của cha và ông nội hay không, mà cô gái Trần Thị Phượng mới lớn lên đã ăn chơi phóng túng và mê bài bạc.
Đến khi nợ nần do thua bạc chất chồng, rồi lại bị phụ tình, cô gái bị điên. Thương con, vợ chồng ông bán tất cả tài sản mà mình đang có để trả nợ và để chữa bệnh cho con. Để trốn nợ, ông phải đưa gia đình sang Campuchia làm nghề mua giày cũ tân trang bán lại kiếm sống. Chịu không nỗi cảnh túng quẫn, ông lại dắt gia đình về TP.HCM chạy xe ôm, rồi về Bạc Liêu.
Tỉnh Bạc Liêu đang tính xây phủ thờ và là nơi trưng bày về Công tử Bạc Liêu, vừa phục vụ du lịch, vừa làm nơi sinh sống của gia đình Ba Đức. Thương hiệu “Công tử Bạc Liêu” giúp cho du lịch tỉnh Bạc Liêu có sức hấp dẫn đặc biệt. Ba Đức sẽ làm công việc quản lý, hướng dẫn du khách tham quan và được trả lương…

Công ty Địa ốc Bạc Liêu đã dành một khu đất khoảng 300m2 ở vị trí khá đẹp ở thành phố Bạc Liêu để thực hiện ý tưởng trên.
Người con trai “thừa kế” của Công tử Bạc Liêu giờ đã chớm bước sang tuổi 70. Ba Đức có hai người con trai, một của vợ trước, mang họ mẹ, đang sống nghèo khó đâu đó ở tỉnh Đồng Tháp, cả chục năm rồi ông không gặp lại; một là anh ruột của cô gái điên, cũng đang sống không nhà đâu đó ở Đồng Nai, nhiều năm rồi ông cũng không gặp. Mai này khi vợ chồng Ba Đức theo ông theo bà, người “thừa kế” cuối cùng của dòng họ Trần Trinh không ai khác hơn là cô gái điên do bị tình phụ. Ket cuoc nha cong tu Bac Lieu thật làm cho người đời cảm thấy 1 chút gì đó chạnh lòng.

Nếu du khách có dịp đến với vùng đất Miền Tầy này, chúng ta có thể giành thêm ít phút thời gian để cùng tham quan và tìm hiểu về gia tộc từng giàu có nhất, nhì vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh này nhé. Du khách có nhu cầu mua tour du lịch Miền Tây trọn gói xin hãy liên hệ với Du Lịch Vui Tour – đơn vị chuyên tổ chức tour tham quan các tỉnh Miền Tây. Hỗ trợ tư vấn trực tiếp 09 3288 3255 – 028 3811 8870.

Xem thêm tour du lịch Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau trọn gói bao gồm khách sạn 3 sao, ăn uống, tàu, xe, Hướng dẫn viên... Giá tour chỉ 3.200.000đ/ Khách.

Xem chương trình tour chi tiết tạihttp://vuitour.com/tour-du-lich-can-tho-soc-trang-bac-lieu-ca-mau-2018
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: KẾT CUỘC NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU | Quy Luật Của Nhân Quả Rating: 5 Reviewed By: Du Lịch Vui Tour